Trong bối cảnh đô thị hóa ngày càng phát triển, mô hình bất động sản chung cư đã trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người dân thành thị. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và sự bền vững môi trường sống của cư dân, việc quản lý chi phí vận hành tòa nhà chung cư là vô cùng quan trọng. Vậy chi phí vận hành tòa nhà chung cư bao gồm những gì và làm thế nào để tối ưu hóa chúng? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
1. Chi phí vận hành tòa nhà chung cư là gì?
Chi phí vận hành tòa nhà chung cư là tổng hợp các khoản chi phí cần thiết để duy trì và quản lý hoạt động hàng ngày của một tòa chung cư. Việc quản lý hiệu quả các chi phí quản lý tòa nhà là yếu tố quan trọng để đảm bảo tòa nhà luôn hoạt động ổn định và an toàn, đồng thời tối ưu hóa nguồn lực và ngân sách.
Khoản chi phí thu được này được dùng để chi trả cho các hạng mục như an ninh, vệ sinh, tiện ích nội khu, chăm sóc cảnh quan…
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 37/2009/TT-BXD, giá dịch vụ nhà chung cư, bao gồm:
- Chi phí dịch vụ nhà chung cư (gồm chi phí trực tiếp, chi phí quản lý chung của doanh nghiệp quản lý vận hành, chi phí cho Ban quản trị (nếu có);
- Lợi nhuận định mức hợp lý;
- Thuế giá trị gia tăng.
2. Cách tính phí dịch vụ quản lý tòa nhà chung cư
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về mức phí quản lý chung cư. Mức phí này được xác định theo thỏa thuận giữa cư dân và đơn vị quản lý vận hành, dựa trên các yếu tố sau:
- Giá dịch vụ quản lý vận hành: Do đơn vị quản lý vận hành đề xuất và được chủ sở hữu/người sử dụng nhà chung cư đồng ý.
- Diện tích sử dụng căn hộ: Diện tích này được xác định theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (Giấy chứng nhận) hoặc theo hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc xác định theo thực tế.
2.1. Công thức tính phí quản lý
Phí quản lý nhà chung cư = Giá dịch vụ quản lý trên một mét vuông (m²) x Diện tích sử dụng căn hộ (m²)
Trong đó:
- Nếu đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích sử dụng được tính làm cơ sở để tính phí dịch vụ.
- Nếu chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích sử dụng được tính làm cơ sở để tính phí quản lý chung cư là diện tích thuộc phần sở hữu riêng của người sở hữu.
Ví dụ cụ thể:
- Giá dịch vụ quản lý vận hành: 10.000 đồng/m²/tháng
- Diện tích sử dụng căn hộ: 70 m²
Vậy phí quản lý chung cư phải đóng = 10.000 x 70 = 700.000 đồng/tháng.
2.2. Một vài lưu ý nhỏ
- Mức phí vận hành chung cư có thể thay đổi theo thời gian, dựa trên thỏa thuận giữa chủ sở hữu căn hộ và đơn vị quản lý vận hành.
- Cư dân có quyền kiểm tra hóa đơn thanh toán phí quản lý để đảm bảo tính minh bạch và chính xác hoặc liên hệ với chủ đầu tư hoặc ban quản trị để được giải đáp thắc mắc.
3. X-Building – Giải pháp quản lý tòa nhà chuyên nghiệp, hiệu quả
Được xây dựng và phát triển bởi Công ty Cổ phần Công Nghệ X-TECH – đơn vị tiên phong trong lĩnh vực công nghệ bất động sản tại Việt Nam, phần mềm Quản lý tòa nhà X-Building là sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ hiện đại và sự tận tâm của đội ngũ chuyên gia hàng đầu. X-Building mang đến một giải pháp quản lý và vận hành toàn diện, với điểm nhấn đặc biệt trong tính năng kế toán tòa nhà, giúp tối ưu hóa hiệu suất và sự minh bạch trong chi phí quản lý tòa nhà.
Với tôn chỉ “Tin cậy – Hỗ trợ – Đồng hành” cùng giao diện dễ sử dụng, X-Building đem lại trải nghiệm dễ dàng cho Chủ đầu tư, Ban quản lý, Ban quản trị và Cư dân trong hoạt động quản lý và vận hành tòa nhà. Bên cạnh đó, ứng dụng cũng đặt mục tiêu khẳng định vai trò là giải pháp quản lý tòa nhà hàng đầu Việt Nam, góp phần trong việc xây dựng một thế giới thông minh, kết nối và bền vững.
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
1. Không đóng phí dịch vụ chung cư, bị xử phạt. Đúng hay Sai?
Theo Điều 39 Thông tư 2 được quy định trong Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư, việc nộp phí dịch vụ chung cư đúng hạn và đầy đủ là trách nhiệm của tất cả cư dân sinh sống tại tòa nhà đó.
Trong trường hợp nhận thấy chất lượng dịch vụ không tương xứng, cư dân có thể kiến nghị trực tiếp lên chủ đầu tư để đàm phán lại, tuyệt đối không gây sức ép bằng việc không đóng phí dịch vụ. Nếu chủ căn hộ không tuân thủ thỏa thuận ban đầu sẽ bị xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư. Đồng thời, ban quản trị tòa nhà có quyền tạm dừng cung cấp các dịch vụ trong chung cư cho đến khi nghĩa vụ nộp phí của cư dân được thực hiện đầy đủ.
2. Phí quản lý chung cư có phải phí bảo trì chung cư?
Phí quản lý chung cư và phí bảo trì chung cư là hai khoản phí khác nhau và có mục đích sử dụng riêng biệt. Phí quản lý chung cư bao gồm các chi phí cho dịch vụ bảo vệ, vệ sinh, chiếu sáng công cộng, vận hành thang máy, quản lý hành chính, chăm sóc cây xanh và các dịch vụ tiện ích khác trong tòa nhà. Còn phí bảo trì chung cư bao gồm các chi phí cho việc sửa chữa thang máy, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, chống thấm mái, sơn lại tường, và các công việc bảo trì khác.
Tóm lại, phí quản lý chung cư tập trung vào việc duy trì các hoạt động hàng ngày, trong khi phí bảo trì chung cư tập trung vào việc sửa chữa và bảo dưỡng lâu dài.
3. Chủ sở hữu bỏ trống căn hộ, có cần phải đóng phí dịch vụ chung cư không?
Chủ sở hữu bỏ trống căn hộ vẫn phải đóng phí dịch vụ chung cư. Khi mua căn hộ, chủ sở hữu thường ký hợp đồng cam kết đóng phí dịch vụ hàng tháng. Điều này bao gồm cả khi căn hộ bị bỏ trống, trừ khi có thỏa thuận khác được ghi rõ trong hợp đồng.
Việc tất cả các căn hộ đều đóng phí dịch vụ đảm bảo tính công bằng trong việc chia sẻ chi phí duy trì các dịch vụ và tiện ích chung. Nếu một số căn hộ không phải đóng phí dịch vụ khi bỏ trống, gánh nặng chi phí sẽ đổ lên các cư dân còn lại.
Để tìm hiểu thêm về giải pháp X-Building, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
- Fanpage: https://www.facebook.com/x-tech
- Website: https://x-tech.com.vn/
- Hotline: 093.465.8080